viết bởi Nguyễn Thị Vân Anh
Không thể phủ nhận tiếng Trung là một ngôn ngữ đang rất thịnh hành trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Việc thành thạo tiếng Trung mang lại nhiều lợi ích như mở ra cơ hội du học, thăng tiến trong sự nghiệp, giao lưu với bè bạn quốc tế,… cho các bạn trẻ như học sinh, sinh viên, hoặc kể cả người đi làm. Tuy nhiên, tiếng Trung được mệnh danh là ngôn ngữ khó học nhất thế giới.
Hiểu được khó khăn của bạn, TBT sẽ chia sẻ những bước học tiếng Trung cơ bản nhất qua bài biết dưới đây, giúp bạn vạch ra cho bản thân một kế hoạch học tập tốt, chinh phục được ngôn ngữ khó nhằn này kể cả ở bậc trung cấp và cao cấp nhé.
Chọn học tiếng Trung giản thể hay phồn thể?
Bước đầu tiên là chọn học tiếng Trung phồn thể hay giản thể phụ thuộc vào mục tiêu của bạn
- Tiếng Trung giản thể là dạng chữ được đơn giản hóa từ chữ Hán phồn thể. Vì thế mà chữ giản thể ít nét hơn rất nhiều, việc học cũng trở nên dễ dàng hơn. Chữ Hán giản thể được coi là chữ viết chính thống của Trung Quốc và được sử dụng rộng rãi trên toàn Trung Quốc đại lục. Nếu bạn muốn học tiếng để giao tiếp với người Trung Quốc hoặc đi làm cho các công ty Trung Quốc, Đài Loan tại Việt Nam, đi Trung Quốc du học… bạn hoàn toàn có thể học chữ giản thể.
- Tiếng Trung phồn thể hiện nay được sử dụng phổ biến ở Đài Loan, Hong Kong, Macau… mang nét truyền thống và có phần phức tạp hơn. Nếu bạn có nhu cầu đến Đài Loan, Hong Kong, Macau… để du học, xuất khẩu lao động thì bạn nên học chữ phồn thể.
>> Xem chi tiết trong bài viết: Nên học tiếng Trung giản thể hay phồn thể
Học Tiếng Trung cơ bản
Sau khi đã lựa chọn cho mình mục tiêu học tiếng Trung giản thể hay phồn thể, dưới đây là 8 bước tự học tiếng Trung cơ bản mà bạn có thể tham khảo.
Bước 1: Lựa chọn giáo trình học tập phù hợp
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đầu sách hướng dẫn tiếng Trung khác nhau. Đối với người mới bắt đầu, thì việc chọn giáo trình sẽ có một chút khó khăn. TBT giới thiệu cho bạn một số tựa giáo trình tiếng Trung thông qua những ưu điểm như sau:.
Giáo trình Hán ngữ: Gồm 6 quyển bao gồm các bậc học từ sơ cấp đến cao cấp được sử dụng phổ biến, dễ dàng tìm mua trên toàn quốc. Nội dung được biên soạn lại tiếng Việt, ngắn gọn nhưng đầy đủ kiến thức, dễ dàng ứng dụng vào thực tế, đời sống giúp rèn luyện thành thạo 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Giáo trình HSK: Dành cho người tự học vì dễ hiểu. Nội dung ứng dụng đa phần dành cho người đi thi, giúp nắm vững từ vựng và ngữ pháp để thi chứng chỉ HSK.
Giáo trình Boya: Gồm bộ sách 8 quyển bao gồm các bậc học từ sơ cấp đến cao cấp. Bộ sách 8 quyển bao gồm các bậc học từ sơ cấp đến cao cấp. Nội dung sách dễ hiểu, trình bày xúc tích. Kiến thức đa dạng, phong phú. Nội dung sách có thể dễ dàng ứng dụng vào thực tế, đời sống. Phù hợp cho người mới bắt đầu.
301 câu đàm thoại tiếng Trung: Nội dung sách trau chuốt, dễ hiểu, xúc tích. Nội dung sách còn giúp dễ dàng ứng dụng vào thực tế, đời sống hiện đại. Hình thức sách đẹp, được thiết kế tỉ mỉ. Sách chú trọng vào kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp hằng ngày. Từ vựng và ngữ pháp phong phú, chuẩn chỉnh.
Bước 2: Học cách phát âm
Phát âm chuẩn rất quan trọng vì tạo cảm giác dễ nghe dễ hiểu cho đối phương, cũng như tạo tiền đề để người học phát triển lên những bậc học cao hơn mà không gặp khó khăn từ những bước cơ bản. Ngoài ra, phát âm chuẩn còn giúp chúng ta tự tin hơn trong giao tiếp.
Khi mới bắt đầu học tiếng Trung, bạn nên dành thời gian để luyện đọc phiên âm. Đầu tiên, khi học phiên âm tiếng Trung, bạn cần tìm hiểu bảng chữ cái bính âm.
Bảng chữ cái Bính âm (hay còn gọi là Pinyin) là hệ thống phiên âm tiếng Trung Quốc sử dụng chữ Latinh để biểu thị âm tiết của tiếng Hán. Bảng chữ cái này rất quan trọng đối với người mới bắt đầu, giúp người học phiên âm chính xác và ghi nhớ từ vựng hiệu quả.
Bảng chữ cái Bính âm bao gồm 2 thành phần chính là:
- Thanh mẫu (tương tự như phụ âm trong tiếng Việt) gồm 23 âm: b, p, m, f, d, t, n, l, g, k, h, j, q, x, z, c, s, zh, ch, sh, r, y, w.
- Vận mẫu (tương tự như nguyên âm trong tiếng Việt) gồm 5 âm đơn : u, e, o, a, i và 1 âm đặc biệt: ü.
>>> Học ngay: Bảng tiếng Trung Pinyin
Sau khi làm quen mặt chữ, bạn bắt đầu làm quen với ngữ âm cơ bản (hay còn gọi là thanh điệu). Thanh điệu thể hiện cao độ của âm tiết, kết hợp cùng thanh mẫu và vận mẫu để tạo thành từ. Thanh điệu được dùng để phân biệt ý nghĩa giữa các từ có chung một cách phát âm. Có năm thanh điệu chính bạn cần nhớ:
- Thanh 1 (âm bình) (–), như trong 妈 (mā) – “mẹ”
- Thanh 2 (dương bình) (/), như trong 麻 (má) – “tê” hoặc “gai”
- Thanh 3 (thượng thanh) (∨), như trong 马 (mǎ) — “con ngựa”
- Thanh 4 (Khứ thanh) (\), như trong 骂 (mà) — “mắng”
- Thanh 5 (Thanh nhẹ) (không có dấu thanh), như trong 吗 (ma) — một trợ từ nghi vấn
Hầu hết các âm tiết sẽ lấy 1 trong 4 thanh đầu tiên, riêng thanh 5 chỉ dùng cho một số âm tiết đặc biệt.
>> Xem thêm bài học: Thanh điệu trong tiếng Trung
Bước 3: Học các quy tắc và cách viết chữ Hán
Hai bước đầu tiên sẽ giúp bạn học phiên âm tiếng Trung trong giai đoạn đầu học tập. Đến với bước tiếp theo đây, bạn sẽ được học về mặt chữ Hán tiếng Trung.
Đối với những ai mới bắt đầu học, việc viết Hán tự (chữ Hán) là rất khó. Có nhiều quy tắc về nét chữ, quy tắc nét chữ, bộ thủ cần phải ghi nhớ để nền tảng cơ bản của bạn được chắc chắn, chính xác nhất.
Đối với các nét, Hán tự có 8 nét cơ bản ghép lại cùng nhau tạo thành những mặt chữ:
- Nét ngang ” 一“: Một đường thẳng ngang, kéo dài từ trái sang phải
- Nét sổ thẳng ” 丨“: Một đường thẳng đứng, kéo từ trên xuống dưới
- Nét chấm ” 丶“: Một dấu chấm theo chiều từ trên xuống dưới
- Nét hất “ / “: Viết hất lên theo chiều từ trái sang phải
- Nét phẩy ” 丿“: Nét cong tựa như dấu phẩy trong tiết Việt, chiều bút kéo thẳng từ trên xuống và từ phải qua trái
- Nét mác ” ㇏“: Chiều bút kéo dài từ trái qua phải và từ trên mác xuống
- Nét gập “㇄“: Có một nét gập nằm giữa nét
- Nét móc “亅 “: Nét móc lên nằm ở cuối
Bên cạnh đó bạn cũng cần nhớ các quy tắc thứ tự cơ bản khi viết Hán tự:
- Ngang trước, sổ sau
- Phẩy trước, mác sau
- Giữa trước, hai bên sau
- Trái trước, phải sau
- Ngoài trước, trong sau
- Vào trước, đóng sau
- Bộ 辶 và 廴 được viết cuối cùng
>>> Học chi tiết tại đây: Cách viết chữ Hán đẹp cho người mới bắt đầu
Đối với bộ thủ, bạn nên hiểu một từ vựng tiếng Trung cơ bản được chia thành nhiều phần. Trong đó có một phần gọi là bộ thủ, chúng tạo nên ý nghĩa của từ. Ngoài ra, những bộ thủ này còn giúp bạn kiểm tra từ điển nhanh chóng hơn rất nhiều.
Lưu ý rằng mỗi từ vựng tiếng Trung chỉ có một bộ thủ, nằm ở bên trái hoặc phía trên ký tự, các ký tự còn lại sẽ là các thành phần.
Có tổng cộng 214 bộ thủ tiếng Trung, tuy nhiên, nếu bạn là người mới học tiếng Trung thì có thể bắt đầu với 50 Bộ thủ tiếng Trung cơ bản để nhanh chóng nhớ mặt chữ và nghĩa.
Ví dụ: Từ 妈 (mā), có nghĩa là “mẹ”. 妈 có thể được chia thành hai phần:
- 女 (nǚ) – nữ
- 马 (mǎ) – ngựa
Như bạn có thể thấy, bộ thủ 女 “nữ” có nghĩa liên quan với “mẹ” . 马 đóng vai trò như một thành phần ngữ âm vì 妈 và 马 có cùng phiên âm (ma), chỉ khác âm điệu.
Lưu ý rằng mỗi từ vựng tiếng Trung chỉ có một bộ thủ, nằm ở bên trái hoặc phía trên ký tự, các ký tự còn lại sẽ là các thành phần.
Có tổng cộng 214 bộ thủ tiếng Trung, tuy nhiên, nếu bạn là người mới học tiếng Trung thì có thể bắt đầu với 50 Bộ thủ tiếng Trung cơ bản để nhanh chóng nhớ mặt chữ và nghĩa.
> Học ngay:
Bước 4: Học từ vựng cơ bản
Từ vựng là chìa khoá để học mọi loại ngôn ngữ. Có được vốn từ vựng phong phú sẽ giúp ta chinh phục được ngôn ngữ dễ dàng hơn, phối hợp hiệu quả với các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết.
Việc học từ vựng không giới hạn thời gian. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu học tiếng Trung, bạn cần học 1000 từ vựng căn bản. Tiếp xúc nhiều với ngữ cảnh, luyện tập từ vựng sẽ giúp chúng ta nhớ lâu và ứng biến ở các hoàn cảnh khác nhau một cách linh động. Vậy nên, ngoài việc nhớ từ vựng, bạn nên tạo cho mình môi trường học thụ động, tạo ngữ cảnh sử dụng từ vựng đó để học từng vựng hiệu quả hơn.
Cách học từ vựng với ngữ cảnh này mang nhiều lợi ích như: nâng cao khả năng nghe hiểu trong ngữ cảnh, phát triển phản xạ khi giao tiếp, nâng cao vốn từ thực tế trong cuộc sống hằng ngày. Các chủ đề ở giai đoạn học tiếng Trung cơ bản có thể là chào hỏi, giới thiệu bản thân, gia đình, số đếm, thời gian, màu sắc, thực phẩm.
Ví dụ:
Khi bạn dịch từ “xin lỗi” sang tiếng Trung, nó được biểu hiện qua từ “对不起” (duìbuqǐ). nó vẫn đúng về mặt kỹ thuật nhưng đây thường là cách xin lỗi trang trọng, được dùng cho những hành động vi phạm nghiêm trọng. Nhưng trong để nói xin lỗi vì những điều nhỏ nhặt, ta nên dùng cụm từ 不好意思 (bù hǎo yì si – đây là lỗi của tôi).
Cách học này mang lại nhiều lợi ích như: nâng cao khả năng nghe hiểu trong ngữ cảnh, phát triển phản xạ khi giao tiếp, nâng cao vốn từ thực tế trong cuộc sống hàng ngày. Các chủ đề ở giai đoạn học tiếng Trung cơ bản có thể là chào hỏi, giới thiệu bản thân, gia đình, số đếm, thời gian, màu sắc, thực phẩm.
HỌC NGAY:
- Bài 1: Học tiếng Trung chủ đề chào hỏi
- Bài 2: Học đếm số bằng tiếng Trung
- Bài 3: Học tiếng Trung chủ đề gia đình
- Bài 4: Học tiếng Trung chủ đề thời gian
- Bài 5: Học tiếng Trung chủ đề màu sắc
- Bài 6: Học tiếng Trung chủ đề ăn uống
- Bài 7: Cách nói giờ trong tiếng Trung
- Bài 8: Cách chỉ đường trong tiếng Trung
- Bài 9: Học từ vựng tiếng Trung qua câu chuyện
- Bài 10: Tổng hợp các mẫu câu giao tiếp tiếng Trung thông dụng
Bên cạnh đó, TBT cũng giới thiệu đến bạn một số app học từ vựng hiệu quả:
- HelloChinese
- Duolingo
- HiNative
- Chineseskill
- HSK Online
Bước 5: Học ngữ pháp cơ bản
Bước tiếp theo trong lộ trình học tiếng Trung cơ bản là học ngữ pháp. Ngữ pháp tiếng Trung là hệ thống quy tắc chi phối cách thức cấu tạo và sử dụng ngôn ngữ. Nó bao gồm từ loại, cấu trúc câu, lượng từ, ngữ âm và nhiều yếu tố khác. Nắm vững ngữ pháp giúp xây dựng nền tảng giúp bạn đọc – hiểu chính xác và viết tiếng Trung một cách trôi chảy hơn.
> Học toàn bộ: Ngữ pháp tiếng Trung từ cơ bản đến nâng cao
Để việc học ngữ pháp trở nên hiệu quả hơn, bạn có thể tham khảo một vài phương pháp dưới đây:
- Phân chia và hiểu rõ ràng từ loại trước khi học ngữ pháp
- Thường xuyên luyện tập và lấy ví dụ
- Tham khảo qua phim ảnh, sách báo Trung Quốc
- Học tiếng Trung thông qua phần mềm, website
- Áp dụng câu nói “Dục tốc bất đạt”
Bước 6: Tập nghĩ, nói và viết bằng tiếng Trung
Việc làm quen và tạo ra môi trường để chúng ta tiếp xúc với tiếng Trung là hết sức quan trọng giúp rèn luyện phản xạ tư duy và ứng biến thông qua ngôn ngữ đó. Các bạn nên lưu ý đừng áp lực bản thân phải học một thứ ngoại ngữ. Hãy xem chúng như cuộc sống mà ta có thể linh hoạt sử dụng thông qua các hoạt động trong ngày.
Ví dụ, thay vì suy nghĩ bằng tiếng Việt, bạn có thể tập cho não bộ suy nghĩ bằng tiếng Trung. Cách này giúp bạn rèn luyện phản xạ của mình. Tuy ban đầu bạn ứng biến chưa nhanh, nhưng luyện tập sẽ hình thành thói quen và giúp bạn thông thạo, trôi chảy hơn rất nhiều về sau.
Bước 7: Luyện tiếng Trung thông qua việc nghe nhạc, xem phim, show truyền hình Trung Quốc
Đây là một cách vừa đơn giản, vừa giải trí tạo ra môi trường cho bản thân tiếp xúc với ngôn ngữ nhiều hơn. Những nội dung này không chỉ giúp bạn làm quen với các ngữ điệu và cách phát âm khác nhau mà còn cung cấp bối cảnh văn hóa phong phú. Ngoài ra bạn sẽ học được cách nói chuyện tự nhiên và học thêm một số câu khẩu ngữ mới mẻ khác. Hãy chọn ra bài hát/bộ phim bạn yêu thích gần đây nhất để bắt đầu học nhé.
Đừng quá lo lắng nếu bạn chưa thể hiểu toàn bộ bài hát, bộ phim. Hãy lắng nghe cẩn thận và nắm bắt được những từ khóa trong đó để hiểu ý chính đang được đề cập. Nếu lời thoại quá nhanh, hãy bấm tạm ngưng để kiểm tra từ vựng mới hoặc chỉ đơn giản là nghe lặp lại đoạn đó.
Bạn có thể bắt đầu với các bài hát đơn giản và dần dần chuyển sang các podcast hoặc chương trình truyền hình phức tạp hơn. Một số nguồn đáng tin cậy để bắt đầu bao gồm các podcast giáo dục từ các trường đại học hoặc các kênh TV nổi tiếng của Trung Quốc như: IQIYI, Youku, CCTV,…
Bước 8: Luyện tập tiếng Trung với người bản xứ
Theo một nghiên cứu từ Đại học Stanford, việc tương tác trực tiếp với người bản ngữ có thể tăng cường đáng kể sự tự tin và khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách lưu loát.
Khi đã làm quen với môi trường tiếng Trung ở bước 7, bạn không nhất thiết phải thành thạo để có thể giao tiếp với người bản ngữ. Hãy tự tin, mạnh dạn tìm kiếm đến các nhóm trò chuyện tiếng Trung trực tuyến trong khu vực của bạn. Bạn nên nhờ họ sửa những lỗi sai ngữ pháp hoặc phát âm nào bạn mắc phải. Đôi lúc họ sẽ gợi ý những cách nói thân mật hoặc thực tế hơn mà bạn sẽ không tìm thấy trong sách. Hoặc nếu bạn có một người bạn nói tiếng Trung, hãy hỏi xem họ có sẵn lòng luyện nói với bạn không, và nếu có thì đây là một ý tưởng tuyệt vời để bạn rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ Trung Hoa của mình đấy!
Tài liệu học tiếng Trung tại nhà
TBT chia sẻ cho bạn những tài liệu giáo trình tiếng Trung bổ ích dưới đây.
Chọn tài liệu học tiếng Trung cơ bản?
Đối với sách học tiếng Trung: bạn nên lựa chọn các sách có nội dung cơ bản, chất lượng, hình thức trình bày khoa học và dễ hiểu, đầy đủ các file MP3 để luyện nghe và có đáp án giải đáp thắc mắc trong quá trình tự học của bạn. Có thể kể đến như:
- Giáo trình Hán ngữ: Tải ngay tại đây
- Giáo trình HSK: Tải ngay miễn phí tại đây
- Giáo trình Boya: Tải ngay tại đây
- Giáo trình MSUTONG: Tải ngay tại đây
- Giáo trình tiếng Trung giao tiếp cấp tốc: Tải ngay tại đây
- 301 câu đàm thoại tiếng Hoa phổ biến: Tải ngay tại đây
- Quick Chinese: Sách nói tiếng Trung cấp tốc: Tải ngay tại đây
Đối với trang web học tiếng Trung: Dưới đây là danh sách các trang web học tiếng Trung online cơ bản, miễn phí phù hợp nhất cho các bạn mới lần đầu học tiếng Trung
- CCTV Learn Chinese
- Huazhongwen
- Lingohut
- Chineasy
- Chinesepod
- …
>>> Tham khảo thêm chi tiết tại: Trang web học tiếng Trung online miễn phí tốt nhất
Nên học tiếng Trung căn bản ở đâu?
Nếu chỉ đơn thuần là thích tiếng Trung, bạn có thể hoàn toàn tự học tiếng Trung căn bản ở nhà với các bước mà TBT đã chia sẻ. Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm kiếm một môi trường chuyên nghiệp với giáo viên giàu kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy hiệu quả, Trung tâm tiếng Trung TBT là một lựa chọn đáng cân nhắc.
Trung tâm tiếng Trung TBT cung cấp khóa học tiếng Trung cơ bản được thiết kế đặc biệt để giúp người học nhanh chóng nắm vững ngữ pháp, từ vựng và phát âm. Với mục tiêu giúp học viên xây dựng nền tảng vững chắc cho việc học tiếng Trung, TBT tập trung vào việc phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết một cách toàn diện. Điều này giúp học viên tự tin sử dụng tiếng Trung trong giao tiếp hàng ngày và có nền tảng tốt để tiếp tục nâng cao trình độ trong tương lai.
Giải đáp thắc mắc về việc học tiếng Trung
Học tiếng Trung có khó không?
Như đã giới thiệu, tiếng Trung là một trong những ngôn ngữ khó nhất thế giới. Tuy nhiên, nếu người học trang bị cho mình một lộ trình học bài bản, phù hợp, và hiệu quả thì việc chinh phục được ngôn ngữ này là không khó.
Học tiếng Trung mất bao lâu để giao tiếp được?
Điều này còn tùy thuộc vào lứa tuổi và tinh thần học tập của bạn. Thông thường, người học chỉ cần 2 – 6 tháng là bạn có thể giao tiếp bình thường bằng tiếng Trung.
Nên học tiếng Trung phồn thể hay giản thể?
Chọn tiếng Trung phồn thể hay giản thể phụ thuộc vào mục tiêu của bạn.
Tiếng Trung giản thể dành cho những ai muốn học ngôn ngữ chính thống của Trung Quốc đại lục, muốn học để giao tiếp với người Trung Quốc, gia nhập vào công ty Trung Quốc, Đài Loan tại Việt Nam, hoặc là đi du học Trung Quốc.
Tiếng Trung phồn thể dành cho những ai muốn sử dụng ngôn ngữ phổ biến của Đài Loan, Hong Kong, Macau,… muốn đến những đất nước này để học tập, làm việc, hay xuất khẩu lao động.
Có nên đi học tiếng Trung ở trung tâm không?
Như đã nếu, nếu tiếng Trung là ngôn ngữ bạn học vì sở thích, thì hoàn toàn những tài liệu TBT cung cấp có thể đáp ứng được cho nhu cầu của bạn để học một mình tại nhà.
Nhưng, nếu có nhu cầu học ngoại ngữ để phát triển toàn diện kỹ năng nghe – nói – đọc – viết, thì bạn nên đến trung tâm để có các giảng viên chuyên môn hướng dẫn bài bản hơn.
Những sai lầm thường gặp khi mới học tiếng Trung
Khi mới bắt đầu học tiếng Trung, không ai không mắc phải một số sai lầm cơ bản. Những lỗi này, dù có vẻ nhỏ, lại có thể tạo ra những thói quen xấu khó sửa về sau và làm chậm quá trình học tiếng Trung của bạn.
Bằng cách nhận biết và tránh những sai lầm này ngay từ đầu, người học có thể tiết kiệm thời gian, công sức và tăng hiệu quả học tập đáng kể.
- Quá chú trọng vào việc học chữ Hán:Nhiều người học dành quá nhiều thời gian để học viết chữ Hán phức tạp, bỏ qua việc phát triển kỹ năng nghe và nói cần thiết cho giao tiếp hàng ngày.
- Học không đều đặn:Nếu bạn đang học theo kiểu “đột kích” trước kỳ thi, thay vì duy trì thói quen học tập đều đặn hàng ngày, sẽ làm gây khó khăn trong tiếp thu kiến thức.
- Bỏ qua kỹ năng nghe và nói:Tập trung quá nhiều vào đọc và viết, trong khi giao tiếp thực tế đòi hỏi khả năng nghe hiểu và phản ứng nhanh. Điều này có thể gây khó khăn khi sử dụng tiếng Trung trong tình huống thực tế.
- Không sử dụng công cụ học tập hiện đại:Với sự phát triển của internet, các công cụ học tập như app, website có thể giúp việc học trở nên hiệu quả hơn rất nhiều so với cách học truyền thống.
- Dịch từng từ riêng lẻ:Cố gắng hiểu mỗi từ riêng biệt thay vì nắm bắt ý nghĩa tổng thể của câu, dẫn đến hiểu sai ngữ cảnh và cấu trúc ngôn ngữ độc đáo của tiếng Trung.
Bài viết trên đây là tổng hợp các bước học tiếng Trung cơ bản cho người mới bắt đầu. TBT hy vọng đã bổ sung những thông tin bổ ích để các bạn nắm rõ được lộ trình tự học cho bản thân. Nếu có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình tự học thì hãy liên hệ cho TBT để được giải đáp nhanh nhất nhé!
知不知,上
Tri Bất Tri, Thượng