Ngữ pháp tiếng Trung: Cấu trúc cơ bản & Cách dùng từ loại

Ngữ pháp tiếng Trung: Cấu trúc cơ bản và Cách dùng từ loại

Ngữ pháp tiếng Trung đóng vai trò là nền tảng cơ bản để bạn học tập và sử dụng ngôn ngữ này nhanh chóng, chính xác nhất. Nắm thật vững cấu trúc ngữ pháp ngay từ ban đầu thì việc rèn luyện các kỹ năng về sau sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, rút ngắn thời gian để đạt được mục tiêu thành công Cùng TBT xem chi tiết bài viết nhé.

ngữ pháp tiếng Trung

Ngữ pháp tiếng Trung là gì?

Ngữ pháp tiếng Trung là hệ thống quy tắc chi phối cách sắp xếp các từ ngữ để tạo thành câu có nghĩa. Nó bao gồm từ loại (thực từ, hư từ) và các thành phần câu để tạo ra một câu hoàn chỉnh.

Ngoài ra, còn có các thành phần khác như từ ngữ khí, ngữ âm để tạo nên một câu hoàn chỉnh cả về nghĩa và sắc thái biểu đạt.

Khi nhầm lẫn về vị trí các từ trong câu có thể dẫn đến sai ngữ nghĩa trong câu, hoặc thậm chí thay đổi thành một hàm ý khác. Do đó các bạn cần nắm vững cấu trúc ngữ pháp để không phạm phải lỗi sai này.

10 cấu trúc ngữ pháp tiếng Trung cơ bản

Hán ngữ là một trong ngữ ngôn ngữ có ngữ pháp phức tạp nhất trên Thế giới. Bắt đầu bằng các cấu trúc ngữ pháp cơ bản là cách giúp học viên tiếp cận tiếng Trung một cách nhẹ nhàng, khoa học và không bị bối rối, lộn xộn trước quá nhiều chủ điểm lớn nhỏ này.

1. Cấu trúc câu hỏi với từ không

Ví dụ:

你妈妈身体好

/ Nǐ māmā shēntǐ hǎo ma? /

Mẹ bạn khỏe không?

2. Cấu trúc Nếu…, thì…

Ví dụ:

如果你认真的学习,成绩会变的很好。

/ Rúguǒ nǐ rènzhēn de xuéxí, chéngjì jiù huì biàn de hěn hǎo. /

Nếu bạn học tập chăm chỉ, thì thành tích cũng sẽ rất tốt.

3. Cấu trúc Cho dù… cũng đều…

Ví dụ:

无论遇到怎样的困难,我们要想办法克服。

/ Wúlùn yù dào zěnyàng de kùnnán, wǒmen dōu yào xiǎng bànfǎ kèfú. /

Cho dù gặp phải khó khăn gì, chúng tôi cũng đều nghĩ cách khắc phục.

4. Cấu trúc biểu thị nguyên nhân kết quả

Ví dụ:

因为下雨所以我们不能出去玩儿。

/ Yīnwèi xià yǔ suǒyǐ wǒmen bùnéng chūqù wánr. /

Bởi vì trời mưa nên chúng tôi không thể ra ngoài chơi.

Lưu ý bạn đây là một cấu trúc câu thường gặp  trong giao tiếp tiếng Trung hàng ngày.

5. Cấu trúc Chỉ có… mới…

Ví dụ

只有好好学习能有好成绩。

/ Zhǐyǒu hǎohao xuéxí cái néng yǒu hǎo chéngjì. /

Chỉ có học hành chăm chỉ mới có được thành tích tốt.

6. Cấu trúc Chỉ cần…, thì…

Ví dụ

只要你努力学习, 会有进步。

/ Zhǐyào nǐ nǔlì xuéxí, jiù huì yǒu jìnbù. /

Chỉ cần bạn cố gắng học hành, thì sẽ tiến bộ.

7. Cấu trúc Mặc dù… nhưng…

Ví dụ

虽然读书很辛苦,但是还是要坚持。

/ Suīrán dúshū hěn xīnkǔ, dànshì háishì yào jiānchí. /

Mặc dù học hành vất vả nhưng vẫn phải kiên trì.

8. Cấu trúc Không những… mà còn…

Ví dụ

今天的天空不但没有太阳,而且还非常阴暗。

/ Jīntiān de tiānkōng bùdàn méiyǒu tàiyáng, érqiě hái fēicháng yīn’àn. /

Thời tiết hôm nay không những không có ánh mặt trời mà còn rất âm u.

9. Cấu trúc Không phải… mà là…

Ví dụ

不是老师不管你,而是你自己太让老师失望了。

/ Búshì lǎoshī bùguǎn nǐ, ér shì nǐ zìjǐ tài ràng lǎoshī shīwàngle. /

Không phải thầy giáo không quan tâm bạn mà là bạn khiến thầy thất vọng quá rồi.

10. Cấu trúc nhấn mạnh nội dung

Ví dụ

昨天来

/ Tā shì zuótiān lái de. /

Anh ấy đến ngày hôm qua. (Nhấn mạnh thời gian đến là hôm qua)

Từ loại trong ngữ pháp tiếng Trung

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm 10 loại thực từ và 04 loại hư từ.

  • 10 loại thực từ bao gồm: danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, phó từ, đại từ, từ khu biệt, từ tượng thanh, thán từ.
  • 04 loại hư từ bao gồm: giới từ, liên từ, trợ từ, từ ngữ khí.

Cùng TBT tìm hiểu chi tiết về các loại từ dưới đây:

1. Danh từ

Danh từ thường đóng vai trò là chủ ngữ trong câu, dùng để biểu thị về người, sự vật, sự việc, thời gian hoặc địa điểm.

Có 4 loại danh từ thường gặp nhất là:

  • Danh từ chỉ người và sự vật: 猫 (Con mèo), 学生 (Học sinh),…
  • Danh từ chỉ địa điểm: 学校 (Trường học),…
  • Danh từ chỉ thời gian: 春天 (Mùa xuân), 夏天 (Mùa hè),…
  • Danh từ chỉ phương vị: 上 (Phía trên), 下 (Phía dưới),…

Ví dụ:

  • 明天元旦。/Míngtiān yuándàn/: Ngày mai là Nguyên Đán.
  • 他中国人。/Tā zhōng guó rén/: Anh ấy là người Trung Quốc.

2. Động từ

Động từ là từ chỉ hành động trọng tâm trong một câu, thường thể hiện qua hành vi, tâm lý, sự thay đổi hoặc biến mất,… của sự vật, sự việc được đề cập trong câu.

Có 7 loại động từ là:

  • Động từ thể hiện động tác, hành vi: 跳 (Nhảy), 坐 (Ngồi),…
  • Động từ thể hiện tâm lý của đối tượng: 喜欢 (Thích), 讨厌 (Ghét),…
  • Động từ thể hiện sự tồn tại, thay đổi, biến mất của đối tượng: 在 (Hiện hữu), 消亡 (Chết),…
  • Động từ phán đoán: 是 (Đúng),…
  • Động từ năng nguyện: 能 (Có thể), 会 (Biết),…
  • Động từ xu hướng: 下来 (Xuống đây), 进去 (Vào đó),…
  • Động từ chỉ sự thêm vào: 进行 (Chỉ đạo), 加以 (Thêm vào),…

Ví dụ:

  • 一杯 咖啡。/ Wǒ yào yìbēi kāfēi. /:Tôi muốn một tách cà phê.
  • 老板 公司。/ Láobǎn zài ɡōnɡsī. /: Ông chủ đang ở trong công ty.

3. Tính từ

Tính từ mang ý nghĩa mô tả trạng thái của hành vi được thể hiện trong câu. Chúng cũng có thể sử dụng như một cách thức nhằm biểu đạt tính chất của sự vật, sự việc. Phần lớn các tính từ dùng để làm vị ngữ hoặc định ngữ trong câu, bổ nghĩa cho danh từ.

Có 2 loại tính từ

  • Tính từ chỉ tính chất: 酸 (chua), 甜 (Ngọt), 苦 (Đắng), 辣 (Nóng),…
  • Tính từ chỉ trạng thái của động từ: 认真 (Chăm chỉ, nghiêm túc),…

Ví dụ:

  • 他的成绩很。/ Tā de chéngjì hěn hǎo. / : Thành tích của cậu ấy rất tốt.
  • 可爱的小伙子。 / kě’ài de xiǎohuǒzi. /: Đứa trẻ đáng yêu

4. Số từ

Số từ là những con số cụ thể dùng để biểu thị tần suất hay số lần của hành vi được thể hiện trong câu. Số từ được viết là 数词 hoặc viết tắt là 数

Có 2 loại số từ:

  • Số đếm: 一 (một), 二 (hai), 三 (ba),…
  • Số thứ tự:第一 (Đầu tiên), 第二 (Thứ hai), 第三 (Thứ ba), …

Ví dụ:

  • 他买了本书。/ Tā mǎile běn shū /: Anh ấy đã mua một quyển sách.
  • 我看了遍。/ Wǒ kayle èr biàn /: Tôi đã xem hai lần.

5. Lượng từ

Lượng từ là đơn vị đo lường của hành vi được nói đến trong câu. Trong tiếng Trung có đến 500 lượng từ và phần lớn đều là từ đơn âm tiết.

Có 2 loại lượng từ chính:

  • Danh lượng từ: 年 (Năm), 周 (Tuần),…
  • Động lượng từ: 趟 (Lần), 遍 (Khắp, toàn),…

Ví dụ:

  • 一队一队的人优秀。/ yíduì yíduì de rén dōu yōuxiù. /: Người của mỗi đội đều xuất sắc.
  • 她有一白色的电脑。/ tā yǒu yì tái bái sè de diànnǎo. /: Cô ấy có một cái máy tính màu trắng.

6. Phó từ

Phó từ là những từ dùng điển diễn tả mức độ, cường độ của hành động, sự việc được nói đến trong câu. Ngoài ra, dùng phó từ cũng là cách biểu đạt ngữ khí, nhấn mạnh tần suất, trình độ cho tính từ trong câu.

Có 7 loại phó từ trong tiếng Trung:

  • Phó từ thể hiện mức độ: 很 (Cực kỳ), 最 (Hầu hết), 太 (Quá/lắm),…
  • Phó từ thể hiện phạm vi: 都 (Tất cả), 全 (Hoàn toàn), 单 (Lẻ),…
  • Phó từ thể hiện thời gian, tần suất: 立刻 (Ngay lập tức), 马上 (Ngay tức khắc), 暂时 (Tạm thời),…
  • Phó từ thể hiện nơi chốn: 四处 (Xung quanh), 处处 (Mọi nơi),…
  • Phó từ khẳng định, phủ định: 必须 (Phải), 的确 (Thực sự là không), 不 (Không), 没 (Không có),…
  • Phó từ biểu thị tình trạng, phương thức: 特意 (Đặc biệt), 突然 (Đột nhiên),
  • Phó từ biểu thị ngữ khí: 难道 (Chẳng nhẽ), 简直 (Tưởng chừng như), 却 (Mà lại),…

Ví dụ:

  • 稍微等一会儿。/ Shāowéi děng yīhuǐr. /: Đợi một lúc được không.
  • 他有汉语词典,我有。/ Tā yǒu Hànyǔ cídiǎn, wǒ yǒu. /: Anh ấy có từ điển tiếng Trung Quốc, tôi cũng có.

7. Đại từ

Đại từ là từ dùng để thay thế một từ khác trong câu, tránh việc lặp lại từ đó nhiều lần khiến câu văn, câu nói bị lủng củng. Chức năng ngữ pháp của đại từ sẽ tương đương với từ mà nó thay thế.

Trong tiếng Trung có 3 loại đại từ, bao gồm:

  • Đại từ nhân xưng chỉ người: 我们 (Chúng tôi), 他们 (Họ),…
  • Đại từ nghi vấn: 谁 (Ai), 什么 (Cái gì), 哪(Ở đâu),…
  • Đại từ chỉ thị: 这 (Cái này), 那 (Cái kia), 这儿 (Đây),…

Ví dụ:

  • 这是我们班的老师,今年33岁。/ Zhè shì wǒmen bān de lǎoshī, jīnnián 33 suì. /: Đây là thầy giáo của chúng tôi, ông ấy năm nay 33 tuổi.
  • 去年我去过江苏,那里的风景非常美丽。/ Qùnián wǒ qùguò Jiāngsū, nàlǐ de fēngjǐng fēicháng měilì. /: Năm ngoái tôi từng đến Giang Tô, phong cảnh nơi đó rất đẹp.

8. Giới từ – 介词

Giới từ được dùng để bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, phương thức cho đối tượng được nói đến trong câu. Trong một câu, giới từ thường đặt trước danh từ hoặc cụm danh từ.

Giới từ có 5 loại là:

  • Giới từ biểu thị thời gian, nơi chốn, phương hướng: 从 (Từ), 在 (Ở), 向 (Về hướng),…
  • Giới từ biểu thị phương thức, phương pháp, công cụ, so sánh: 按照 (Dựa theo), 用 (Dùng), 比 (So với),…
  • Giới từ biểu thị nguyên nhân, mục đích: 因为 (Bởi vì), 为了 (Để mà),…
  • Giới từ biểu thị thực hiện động tác hoặc chịu sự tác động của hành vi, động tác:被 (Bị), 让 (Nhượng), 把 (Buộc),…
  • Giới từ biểu thị đối tượng liên quan: 对 (Đối), 跟 (Cùng), 和 (Với),…

Ví dụ:

  • 那个妈妈孩子宠坏了。/ nàgè māmā hái zǐ chǒng huàile. /: Bà mẹ kia đã chiều chuộng con đến hư rồi.
  • 办公司准备材料。/ tā zài bàn gōngsī zhǔnbèi cáiliào. /: Anh ấy trong phòng làm việc chuẩn bị tài liệu.

9. Thán từ

Thán từ là từ biểu thị cảm xúc, sự cảm thán, hoan hô, sự kêu gọi đối với một điều gì đó. Thán từ có thể đứng độc lập hoặc kết hợp trong câu để hoàn chỉnh câu cảm thán.

Có 5 loại thán từ:

  • Thán từ biểu thị kinh ngạc, cảm thán: 嘿 (Hay), 啊(À), 咦 (Ồ), 吓 (Sợ), 嗨(Nào), 哟(Nhé),…
  • Thán từ biểu thị vui vẻ hoặc mỉa mai: 哈 (Cười), 呵 (Cười khẩy), 嘻嘻 (Hi hi), 哈哈 (Haha), 呵呵(Hehe),…
  • Thán từ biểu thị buồn khổ, tiếc hận: 唉(Ầy), 哎(Kìa/Đấy), 哎呀(Ái chà),…
  • Thán từ biểu thị phẫn nộ, khinh bỉ: 啐(Phỉ phui), 呸(Khinh miệt), 哼(Hứ),…
  • Thán từ biểu thị bất mãn: 唉(Ôi), 嚯(Ồ), 吓(Làm cho sợ),…

Ví dụ:

  • ,下大雨了! 。/ ,xià dàyǔle! /: , mưa to rồi!
  • ,我真不该到这里来! 。/ Ài , wǒ zhēn bù gāi dào zhè lǐ lái. /: Ôi, tôi thật không nên đến đây!

10. Liên từ

Liên từ là các từ dùng để kết nối giữa các câu, thể hiện sự chuyển tiếp, tăng tiến hoặc điều kiện được đề cập từ câu trước đến câu sau. Khi nói những câu dài người ta thường hay sử dụng liên từ để ngắt câu.

Có 3 loại liên từ:

  • Liên từ để nối từ, đoản ngữ: 和 (Và), 跟 (Cùng), 同 (Như nhau),…
  • Liên từ để nối từ hoặc phân câu: 而 (Mà), 而且 (Hơn nữa), 或者 (Hoặc là),…
  • Liên từ để nối phân câu trong câu phức: 不但 (Không chỉ), 不仅 (Chẳng những), 但是 (Nhưng mà),…

Ví dụ:

  • 我都商量好了,明年去苏州旅行。/ Tā wǒ dōu shāngliang hǎole, míngnián qù sūzhōu lǚxíng. /: Cậu ấy với tớ đã bàn bạc xong rồi, năm sau sẽ đi du lịch Tô Châu.
  • 因为不努力学习所以他的成绩很差。/ Yīn wèi bù nǔlì xuéxí suǒyǐ tā de chéngjī hěn chà. /: Bởi vì không cố gắng học nên thành tích của cậu ta rất kém.

11. Trợ từ

Trợ từ là những từ dùng để biểu thị kết cấu hoặc động thái, chúng thường đi liền với từ và cụm từ để bổ ngữ cho câu.

Trợ từ trong tiếng Trung có 4 loại như sau:

  • Trợ từ kết cấu: 的 (Của), 得 (Được),…
  • Trợ từ động thái: 着 (Qua), 了 (Rồi), 过 (Từng),…
  • Trợ từ so sánh: 似的 (Tương tự), 一样 (Giống nhau), 一般 (Chung chung),…
  • Trợ từ khác: 所 (Bị),…

Ví dụ:

  • 一位优秀的老师。/ tā shì yí wèi yōuxiù de lǎoshī. /: Ông ấy một thầy giáo ưu tú.
  • 大家讨论非常热闹。/ dàjiā tǎolùn de fēicháng rènào. /: Mọi người đã thảo luận rất nhiệt tình.

12. Từ khu biệt

Từ khu biệt là các từ dùng để biểu thị tính năng và phân loại của sự vật. Từ khu biệt đa phần được dùng để làm định ngữ, một số ít trường hợp có thể làm trạng ngữ trong câu.

Ví dụ:

  • 西式服装 。/ Xīshì fúzhuāng. /: Trang phục kiểu Tây.
  • 我要中型的 。/ Wǒ yào zhōngxíng de. /: Tôi muốn loại cỡ trung.

13. Từ tượng thanh

Từ tượng thanh là những từ được hình thành bằng cách mô phỏng theo âm thanh trong tự nhiên. Sử dụng các từ này nhằm biểu đạt ngôn ngữ ấn tượng, sinh động hơn.

Ví dụ:

  • ” 的一声让我醒过来。/ “Pēng” de yìshēng ràng wǒ xǐng guòlái. /: Một tiếng “rầm” làm tôi tỉnh lại.
  • 扑通扑通”。我能听得清楚他的心跳。“Pūtōng pūtōng”. Wǒ néng tīng dé qīngchǔ tā de xīntiào. /: “Thình thịch, thình thịch”. Tôi có thể nghe rõ nhịp tim anh ấy.

14. Từ ngữ khí

Từ ngữ khí là một loại trợ từ, dùng để diễn đạt một khoảng ngắt nghỉ nào đó hoặc để nhấn mạnh âm điệu ở cuối câu.

Có 4 loại từ ngữ khí:

  • Ngữ khí trần thuật: 的 (Của), 了 (Nhé),…
  • Ngữ khí nghi vấn: 吗 (Không?), 呢 (Cơ mà),…
  • Ngữ khí cầu khiến: 吧 (Đi!), 了(Rồi),…
  • Ngữ khí cảm thán: 啊 (quá),…

Ví dụ:

  • 本书是新出版的书。/ Zhè běn shū shì xīn chūbǎn de shū. /: Cuốn sách này là sách mới xuất bản.
  • 那样说是可以。/ Nàyàng shuō shì kěyǐ de. /: Nói như thế cũng được.

Đôi khi bạn sẽ gặp một số từ lạ không có trong từ điển mà những bạn trẻ Trung Quốc hiện nay hay dùng, người ta gọi đó là từ lóng. Đây là những từ ngữ mà bạn cũng nên chú ý vì nó được dùng khá thường xuyên.

Thành phần câu trong ngữ pháp tiếng Trung

Trong ngữ pháp tiếng Trung, có 8 thành phần được sắp xếp theo thứ tự nhất định để tạo nên một câu có ý nghĩa hoàn chỉnh, bao gồm: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, động ngữ, tân ngữ, định ngữ, bổ ngữ, và trung tâm ngữ.

1. Chủ ngữ

Chủ ngữ là chủ thể được đề cập trong câu, thường đứng đầu câu, do danh từ hoặc cụm danh từ, đại từ đảm nhận.

Ví dụ:

  • 不舒服有好几天了。/ bù shūfu yǒu hǎo jǐ tiānle. /: Cô ấy không thoải mái mấy ngày rồi.
  • 哥哥姐姐都去上学了。/ Gēge jiějie dōu qù shàngxuéle. /: Anh trai đều đi học hết rồi.

2. Vị ngữ

Vị ngữ dùng để miêu tả hoặc trần thuật về đặc điểm, tính chất của chủ ngữ. Vị ngữ đứng liền sau chủ ngữ, do động từ kết hợp với các tính từ thể hiện.

Ví dụ:

  • 她的成绩很好。/ Tā de chéngjī hěn hǎo. /: Thành tích của cô ấy rất tốt.
  • 小王撞倒了一位老奶奶。/ Xiǎowáng zhuàngdǎo le yiwei lǎo nǎinai. /: Tiểu Vương va phải một bà cụ.

3. Trạng ngữ

Trạng ngữ là thành phần bổ nghĩa cho động từ và tính từ.

Ví dụ:

  • 听完这件事,她不高兴地走了。/ Tīngwán zhè jiàn shì, tā bù gāoxìng de zǒule. /: Nghe xong chuyện này, cô ấy không vui bỏ đi rồi.
  • 我们都准备回家了,明天再说吧。/ Wǒmen dōu zhǔnbèi huí jiāle, míngtiān zàishuō ba. /: Chúng tôi chuẩn bị về rồi, ngày mai lại nói tiếp.

4. Động ngữ

Động ngữ do động từ tạo thành, dùng để thể hiện hành vi, động tác chính của sự vật đang nói đến trong câu.

Ví dụ:

  • 经过努力学习他终于考上了大学。/ Jīngguò nǔlì xuéxí tā zhōngyú kǎo shàng le dàxué. /: Trải qua cố gắng học hành cuối cùng anh ấy đã thi đỗ đại học.
  • 我们一起分享关于学汉语的故事。/ Wǒmen yīqǐ fēnxiǎng guānyú xué hànyǔ de gùshì. /: Chúng tôi cùng nhau chia sẻ chuyện học tiếng Trung.

5. Tân ngữ

Tân ngữ trong ngữ pháp tiếng Trung là thành phần đi sau động từ, nằm trong vị ngữ. Chúng được dùng để chỉ đối tượng hướng đến của một hành động. Trong câu có thể có một hoặc nhiều tân ngữ.

Ví dụ:

  • 这件客厅有二十平方米。/ Zhè jiàn kètīng yǒu èrshí píngfāng mǐ. /: Phòng khách này rộng 20m2.
  • 放学回家时我看到妈妈在做饭。/ Fàngxué huí jiā shí wǒ kàn dào māmā zài zuò fàn. /: Lúc tan học về nhà tôi thấy mẹ đang nấu cơm.

6. Định ngữ

Định ngữ là thành phần bổ nghĩa cho danh từ trung tâm, chúng có thể do danh từ, tính từ, đại từ hoặc số từ, lượng từ đảm nhận.

Ví dụ:

  • 我的朋友很喜欢学汉语。/ Wǒ de péngyǒu hěn xǐhuān xué hànyǔ. /: Bạn tôi rất thích học tiếng Trung.
  • 小明买了一件很漂亮的外套。/ Xiǎomíng mǎi le yíjiàn hěn piàoliang de wàitào. /: Tiểu Minh mua một cái áo khoác rất đẹp.

7. Bổ ngữ

Bổ ngữ là thành phần đứng sau để bổ nghĩa cho động từ, tính từ,… nhằm để giải thích về mức độ, khả năng, mục đích, hệ quả của hành động,…

Bổ ngữ cũng thuộc thành phần vị ngữ, có thể đo lượng từ hoặc cụm giới từ đảm nhận.

Ví dụ:

  • 我休息了两个钟头。/ Wǒ xiūxíle liǎng gè zhōngtóu. /: Chúng ta nghỉ ngơi hai giờ.
  • 今天跟你去玩开心极了。/ jīntiān gēn nǐ qù wán kāixīn jíle. /: Tối nay đi chơi với bạn vui quá.

8. Trung tâm ngữ

Trung tâm ngữ là danh từ đứng sau trợ từ kết cấu, chúng được dùng để bổ sung, làm rõ hơn các thông tin cho danh từ gốc. Trung tâm ngữ thể hiện tính chất, số lượng, thời gian, địa điểm,… của đối tượng chính được đề cập trong câu.

Ví dụ:

  • 他的话已经说到我的心里了。/ Tā de huà yǐjīng shuō dào wǒ de xīnlǐ le. /: Lời của anh ấy đã chạm đến trong trái tim tôi.
  • 每件事都认真地做。/ Měi jiànshì dōu rènzhēn de zuò. /: Anh ấy đều nghiêm túc làm mọi chuyện.

 

Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn hệ thống lại những điểm ngữ pháp cơ bản để học tiếng Trung thuận lợi và nhanh chóng.

Chúc bạn học tốt!

“知不知,上

Tri Bất Tri, Thượng”

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

E-Learning