214 bộ thủ tiếng Trung: Ý nghĩa chi tiết của từng bộ thủ

214 Bộ thủ tiếng Trung: Ý nghĩa chi tiết của từng bộ thủ

Việc học chữ Hán không phải là điều đơn giản, đặc biệt với những người mới bắt đầu. Tuy nhiên, hiểu rõ về bộ thủ sẽ giúp bạn dễ dàng ghi nhớ và phân biệt được ý nghĩa của các chữ Hán.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về bộ thủ tiếng Trung cũng như 214 bộ thủ đầy đủ thường dùng, giúp bạn dễ dàng hơn trong việc học Tiếng Trung.

bộ thủ tiếng Trung
214 bộ thủ tiếng Trung bạn cần biết

Bộ thủ tiếng Trung là gì?

Bộ thủ (部首 /Bù shǒu/) là thành phần cơ bản cấu thành nên chữ Hán. Trong đó, một chữ Hán có thể được tạo nên bằng cách ghép nhiều bộ thủ với nhau.

Lợi ích của bộ thủ

Bộ thủ trong tiếng Trung mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong việc học và sử dụng chữ Hán, bao gồm:

  • Ghi nhớ chữ Hán dễ dàng hơn:

Bộ thủ giúp phân loại và nhóm các chữ Hán theo ý nghĩa và nguồn gốc, giúp bạn dễ dàng liên tưởng và ghi nhớ hàng nghìn chữ Hán. Ví dụ, tất cả các chữ có bộ “nhân” (人) đều liên quan đến con người như: 他(người khác), 作(làm), 你(bạn),…

  • Hiểu ý nghĩa gốc của chữ Hán:

Bộ thủ thường mang ý nghĩa gốc của một chữ, giúp bạn dễ dàng suy luận và nhớ nghĩa chữ đó.

Ví dụ: chữ “林” (rừng) có bộ “mộc” (木 – cây), cho thấy nó liên quan đến cây cối.

  • Phân biệt các chữ Hán tương tự:

Nhiều chữ Hán có hình dạng tương tự nhưng bộ thủ khác nhau, giúp bạn dễ dàng phân biệt chúng.

Ví dụ: “昆” (con trai trưởng) và “昏” (tối, mờ) chỉ khác nhau ở bộ thủ (日 và 日).

  • Tra cứu từ điển hiệu quả:

Khi tra cứu từ điển Hán-Việt hay Hán-Anh, bạn có thể dựa vào bộ thủ để tìm kiếm chữ một cách nhanh chóng thay vì phải nhớ cách viết của chữ đó.

  • Ấn tượng với văn hóa Hán tự:

Hiểu về bộ thủ giúp bạn hiểu rõ sự tinh tế và giàu ý nghĩa của chữ Hán, một hệ thống chữ viết cổ xưa và phức tạp của văn hóa Trung Hoa.

Tóm lại, việc nắm vững kiến thức về bộ thủ sẽ giúp bạn học và sử dụng tiếng Trung hiệu quả hơn, đồng thời khám phá những điều thú vị trong văn hóa Hán tự.

Ý nghĩa 214 bộ thủ tiếng Trung (Giản thể)

Trong hệ thống bộ thủ chữ Hán, thứ tự của mỗi bộ sẽ được xác định theo số nét. Trong đó, đơn giản nhất là bộ thủ 1 nét và bộ thủ 17 nét được xem là nhóm phức tạp nhất.

Dưới đây là 214 bộ thủ tiếng Trung được sắp xếp theo thứ tự các nét tăng dần.

Download FULL 214 Bộ thủ tiếng trung PDF tại đây

Bộ thủ 1 Nét

STT Bộ thủ Tên bộ Phiên âm Ý nghĩa
1 Nhất Số một, thứ nhất
2 Cổn gǔn Nét sổ
3 Chủ zhǔ Điểm, chấm
5 Ất Vị trí thứ hai trong thiên can
4 丿 Phiệt piě Nét sổ xiên qua trái
6 Quyết jué Nét sổ có móc

Bộ thủ 2 Nét

STT Bộ thủ Tên bộ Phiên âm Ý nghĩa
7 Nhị ér Số hai
8 Đầu tóu Không có ý nghĩa
9 人 (亻) Nhân rén Người
10 Nhi ér Trẻ con
11 Nhập Vào
12 Bát Số tám
14 Mịch Trùm khăn lên
15 Băng bīng Nước đá
16 Kỷ Ghế dựa
17 Khảm kǎn Há miệng
13 Quynh jiǒng Vùng biên giới xa; hoang địa
18 刀 (刂) Đao dāo Con dao, cây đao (vũ khí)
19 Lực Sức mạnh
20 Bao Bao bọc
22 Phương fāng Tủ đựng
23 Hệ Che đậy, giấu giếm
24 Thập shí Số mười
21 Chuỷ Cái thìa (cái muỗng)
25 Bốc Xem bói
26 Tiết jié Đốt tre
27 Hán hàn Sườn núi, vách đá
28 Khư, tư Riêng tư
30 Khẩu kǒu cái miệng
29 Hựu yòu Lại nữa, một lần nữa

Bộ thủ 3 Nét

STT Bộ thủ Tên bộ Phiên âm Ý nghĩa
32 Thổ Đất
36 Tịch Đêm tối
37 Đại To lớn
38 Nữ Nữ giới, con gái, đàn bà
39 Tử Con trai
40 Miên mián Mái nhà mái che
41 Thốn cùn Tấc
42 Tiểu xiǎo Nhỏ bé
31 Vi wéi Vây quanh
35 Truy zhǐ Đến sau
33 shì Kẻ sĩ
34 Tuy sūi Đi chậm
43 Uông wāng Yếu đuối
44 Thi shī Xác chết, thây ma
45 Triệt chè Mầm non
46 Sơn shān Núi non
47 川、巛 Xuyên chuān Sông ngòi
48 Công gōng Người thợ, công việc
49 Kỷ Bản thân mình
50 Cân jīn Cái khăn
51 Can gān Thiên can, can dự
52 Yêu yāo Nhỏ nhắn
56 Dặc Bắn, chiếm lấy
57 Cung gōng Cái cung (để bắn tên)
59 Sam shān Lông tóc dài
58 Kệ Đầu con nhím
60 Xích chì Bước chân trái.
53 广 Nghiễm ān Mái nhà
54 Dẫn yǐn Bước dài
55 Củng gǒng Chắp tay

Bộ thủ 4 Nét

STT Bộ thủ Tên bộ Phiên âm Ý nghĩa
63 Hộ Cửa một cánh
61 心 (忄) Tâm xīn Quả tim, tâm trí, tấm lòng
64 手 (扌) Thủ shǒu Tay
62 Qua Cây qua (một món binh khí dài)
67 Văn wén Nét vằn
65 Chi zhī Cành nhánh
68 Đẩu dōu Cái đấu để đong
69 Cân jīn Cái búa, rìu
70 Phương fāng Vuông
71 无(旡) Không
66 攴 (攵) Phộc Đánh khẽ
72 Nhật Ngày, mặt trời
73 Viết yuē Nói rằng
74 Nguyệt yuè Tháng, mặt trăng
75 Mộc Gỗ, cây cối
76 Khiếm qiàn Khiếm khuyết, thiếu vắng
77 Chỉ zhǐ Dừng lại
78 Đãi dǎi Xấu xa, tệ hại
79 Thù shū Binh khí dài
80 Chớ, đừng
81 Tỷ So sánh
83 Thị shì Họ
84 Khí Hơi nước
85 水(氵、氺) Thủy shǔi Nước
86 火 (灬) Hỏa huǒ Lửa
82 Mao máo Lông
87 Trảo zhǎo Móng vuốt cầm thú
88 Phụ Cha
89 Hào yáo Hào âm, hào dương (Kinh Dịch)
90 爿(丬) Tường qiáng Mảnh gỗ, cái giường
91 Phiến piàn Mảnh, tấm, miếng
92 Nha Răng
93 牛(牜) Ngưu níu Trâu
94 犬 (犭) Khuyển quǎn Con chó

Bộ thủ 5 Nét

STT Bộ thủ Tên bộ Phiên âm Ý nghĩa
95 Huyền xuán Màu đen huyền, huyền bí
96 Ngọc Đá quý, ngọc
97 Qua guā Quả dưa
98 Ngõa Ngói
99 Cam gān Ngọt
100 Sinh shēng Sinh sôi,nảy nở
101 Dụng yòng Dùng
102 Điền tián Ruộng
103 疋( 匹) Thất Đơn vị đo chiều dài, tấm (vải)
104 Nạch Bệnh tật
106 Bạch bái Màu trắng
107 Da
105 Bát Gạt ngược lại, trở lại
108 Mãnh mǐn Bát dĩa
109 目(罒) Mục Mắt
110 Mâu máo Cây giáo để đâm
111 Thỉ shǐ Cây tên, mũi tên
112 Thạch shí Đá
113 示 (礻) Thị, kỳ shì Chỉ thị; thần đất
114 Nhựu róu Vết chân, lốt chân
115 Hòa Lúa
116 Huyệt xué Hang lỗ
117 Lập Đứng, thành lập
118 Trúc zhú Tre trúc

Bộ thủ 6 Nét

STT Bộ thủ Tên bộ Phiên âm Ý nghĩa
119 Mễ Gạo
120 糸 (糹, 纟) Mịch Sợi tơ nhỏ
121 Phẫu fǒu Đồ sành
122 网(, 罓) Võng wǎng Cái lưới
123 Dương yáng Con dê
124 羽 (羽) Lông vũ
125 Lão lǎo Già
126 Nhi ér Mà, và
127 Lỗi lěi Cái cày
128 Nhĩ ěr Lỗ tai
129 Duật Cây bút
130 Nhục ròu Thịt
131 Thần chén Bầy tôi
132 Tự Tự bản thân, kể từ
133 Chí zhì Đến
134 Cữu jiù Cái cối giã gạo
135 Thiệt shé Cái lưỡi
136 Suyễn chuǎn Sai lầm
137 Chu zhōu Cái thuyền
138 Cấn gèn Thẳng thắn
139 Sắc Màu, dáng vẻ, nữ sắc
140 艸 (艹) Thảo cǎo Cỏ
141 Hổ Vằn vện của con hổ
142 Trùng chóng Sâu bọ
143 Huyết xuè Máu
144 Hành xíng Đi, thi hành, làm được
145 衣(衤) Y Áo
146 Á Che đậy, úp lên

Bộ thủ 7 Nét

STT Bộ thủ Tên bộ Phiên âm Ý nghĩa
147 見(见) Kiến jiàn Trông thấy
148 Giác jué Góc, sừng thú
149 Ngôn yán Nói
150 Cốc Khe nước chảy giữa hai núi, thung lũng
151 Đậu dòu Hạt đậu, cây đậu
152 Thỉ shǐ Con heo, con lợn
153 Trãi zhì Loài sâu không chân
154 貝 (贝) Bối bèi Vật báu
155 Xích chì Màu đỏ
156 走(赱) Tẩu zǒu Đi, chạy
157 Túc Chân, đầy đủ
158 Thân shēn Thân thể, thân mình
159 車 (车) Xa chē Chiếc xe
160 Tân xīn Cay
161 Thần chén Nhật, nguyệt, tinh; thìn (12 chi)
162 辵(辶) Sước chuò Chợt bước đi chợt dừng lại
163 邑(阝) Ấp Vùng đất, đất phong cho quan
164 Dậu yǒu Dậu (ngôi thứ 10 trong địa chi)
165 Biện biàn Phân biệt
166 Dặm; làng xóm

Bộ thủ 8 Nét

STT Bộ thủ Tên bộ Phiên âm Ý nghĩa
167 Kim jīn Kim loại nói chung, vàng
168 長 (镸 , 长) Trường cháng Dài, lớn (trưởng)
169 門 (门) Môn mén Cửa hai cánh
170 阜 (阝- ) Phụ Đống đất, gò đất
171 Đãi dài Kịp, kịp đến
172 Truy, chuy zhuī Chim non
173 Mưa
174 青 (靑) Thanh qīng Màu xanh
175 Phi fēi Không

Bộ thủ 9 Nét

STT Bộ thủ Tên bộ Phiên âm Ý nghĩa
176 面 (靣) Diện miàn Mặt, bề mặt
177 Cách Da thú, thay đổi
178 韋 (韦) Vi wéi Da đã thuộc rồi
179 Phỉ, cửu jiǔ Rau hẹ
180 Âm yīn Âm thanh, tiếng
181 頁(页) Hiệt Đầu; trang giấy
182 風(凬, 风) Phong fēng Gió
183 飛 (飞 ) Phi fēi Bay
184 食 (飠, 饣 ) Thực shí Ăn
185 Thủ shǒu Đầu
186 Hương xiāng Mùi thơm

Bộ thủ 10 Nét

STT Bộ thủ Tên bộ Phiên âm Ý nghĩa
187 馬 (马) Con ngựa
188 Cốt Xương
189 Cao gāo Cao
190 Bưu, tiêu biāo Tóc dài
191 鬥 (斗) Đấu dòu Đánh nhau
192 Sưởng chàng Ủ rượu nếp
193 Cách Nồi, chõ
194 Quỷ gǔi Con quỷ

Bộ thủ 11 Nét

STT Bộ thủ Tên bộ Phiên âm Ý nghĩa
195 魚 (鱼) Ngư Con cá
196 鳥(鸟) Điểu niǎo Con chim
199 麥 (麦) Mạch Lúa mạch
198 鹿 Lộc Con hươu
197 Lỗ Đất mặn
200 Ma Cây gai

Bộ thủ 12 Nét

STT Bộ thủ Tên bộ Phiên âm Ý nghĩa
201 Hoàng huáng Màu vàng
203 Hắc hēi Màu đen
202 Thử shǔ Lúa nếp
204 Chỉ zhǐ May áo, khâu vá

Bộ thủ 13 Nét

STT Bộ thủ Tên bộ Phiên âm Ý nghĩa
205 Mãnh mǐn Loài bò sát
208 Thử shǔ Con chuột
206 Đỉnh dǐng Cái đỉnh
207 Cổ Cái trống

Bộ thủ 14 Nét

STT Bộ thủ Tên bộ Phiên âm Ý nghĩa
209 tỵ cái mũi
210 齊 (斉 , 齐) tề bằng nhau

Bộ thủ 15 Nét

STT Bộ thủ Tên bộ Phiên âm Ý nghĩa
211 齒(齿, 歯 ) Xỉ chǐ Răng

Bộ thủ 16 Nét

STT Bộ thủ Tên bộ Phiên âm Ý nghĩa
212 龍(龙 ) long lóng con rồng
213 龜 (亀, 龟 ) quy guī con rùa

Bộ thủ 17 Nét

STT Bộ thủ Tên bộ Phiên âm Ý nghĩa
214 Dược yuè sáo ba lỗ

Nếu bạn là người mới học tiếng Trung, thì có thể bắt đầu với 50 Bộ thủ tiếng Trung thông dụng để phân loại chữ Hán tốt hơn, dễ dàng nhớ mặt chữ và nghĩa.

50 bộ thủ tiếng Trung thông dụng

STT Bộ thủ Tên bộ
1 人(亻) Nhân
2 刀(刂) Đao
3 Lực
4 Khẩu
5 Vi
6 Thổ
7 Đại
8 Nữ
9 Miên
10 Sơn
11 广 Quảng
12 心 (忄) Tâm
13 Xích
14 Nhật
15 手 (扌) Thủ
16 Mộc
17 水 (氵) Thủy (chấm thủy)
18 火(灬) Hòa
19 牛( 牜) Ngưu
20 Băng
21 Bao
22 犬 (犭) Khuyển
23 Ngọc
24 Điền
25 Hựu
26 Mục
27 Thạch
28 Thập
29 Trúc
30 Mễ
31 糸 (糹-纟) Mịch
32 Nhục
33 艸 (艹) Thảo
34 Trùng
35 衣 (衤) Y
36 言 (讠) Ngôn
37 Bối
38 Túc
39 Xa
40 Lập
41 Nhập
42 金(钅) Kim
43 Môn
44 Kỉ
45
46 Tiểu
47 Văn
48
49 Ngư
50 Điểu

6 Cách học bộ thủ nhớ lâu, hiệu quả

1. Học Bộ Thủ Theo Nhóm

Phân chia 214 bộ thủ thành các nhóm nhỏ dựa trên số nét hoặc ý nghĩa tương đồng.

Ví dụ: Nhóm bộ thủ có 1 nét, nhóm bộ thủ có 2 nét, nhóm bộ thủ liên quan đến thiên nhiên, nhóm bộ thủ liên quan đến cơ thể con người…

2. Sử Dụng Hình Ảnh Và Câu Chuyện

Kết hợp hình ảnh và câu chuyện để tạo liên kết với bộ thủ, giúp dễ nhớ hơn.

Ví dụ: Bộ “木” (mộc) có nghĩa là cây, bạn có thể tưởng tượng một cái cây thật lớn.

3. Học Qua Flashcard

Sử dụng flashcard để học và ôn tập bộ thủ hàng ngày. Ghi bộ thủ ở một mặt và ý nghĩa cùng với các ví dụ từ vựng liên quan ở mặt kia.

4. Ứng Dụng Công Nghệ

Sử dụng các ứng dụng học bộ thủ như Pleco, Anki, hoặc Skritter để học và ôn tập.

Các ứng dụng này thường có các bài kiểm tra và trò chơi giúp bạn học một cách thú vị và hiệu quả.

5. Luyện Viết Thường Xuyên

Viết mỗi bộ thủ nhiều lần để ghi nhớ hình dạng và cách viết. Sử dụng sổ tay hoặc bảng viết để luyện tập hàng ngày.

6. Học bộ thủ qua thơ

Ví dụ: Bạn có thể học bộ thủ qua Câu thơ ngắn gồm 7 bộ thủ:

“MỘC () – cây, THỦY () – nước, KIM () – vàng,
HỎA () – lửa, THỔ () – đất, NGUYỆT () – trăng, NHẬT () – trời”


Thông qua việc nắm vững kiến thức về các bộ thủ, bạn sẽ có thể dễ dàng nhận biết và ghi nhớ hàng nghìn chữ Hán, giúp quá trình học tiếng Trung trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn.

Mọi thắc mắc xin hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất.

“知不知,上

Tri Bất Tri, Thượng”

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

50 bộ thủ thường dùng trong tiếng Trung và cách ghi nhớ hiệu quả

Bộ thủ tiếng Trung là phần cơ bản của chữ Nôm và chữ Hán, được

10 Phương pháp giúp ghi nhớ từ vựng tiếng Trung hiệu quả

Học từ vựng mới là điều cần thiết để thành thạo bất kỳ ngôn ngữ

E-Learning