Các hoạt động trong ngày lễ Trùng Dương

Tết Trùng Dương diễn ra khi nào? Nguồn gốc tên gọi Trùng Dương và những điều bạn chưa biết

viết bởi Tống Hằng

Tết Trung Dương diễn ra vào ngày 9 tháng 9 âm lịch hàng năm. Ngày này còn được gọi là Tết Vạn Thọ hay Tết của người cao tuổi. Tại sao lại có những tên gọi khác nhau như vậy? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé!

Tết Trùng Dương

I. Nguồn gốc tên gọi Trùng Dương

Nguồn gốc của tên “Trùng Dương” xuất phát từ cuốn sách cổ “Kinh dịch”. Trong sách, “sáu” được định nghĩa là một số âm, “chín” được định nghĩa là một số dương. Con số chín cũng là một số cực, đề cập đến độ cao của bầu trời là “chín cấp”. “Cửu” là số cực dương, hai số dương kết hợp với nhau, chín và chín hợp nhất, khởi đầu một nguyên, mọi vật đều đổi mới.

Vì vậy, người xưa tin rằng Trùng dương là một ngày tốt lành đáng để ăn mừng. Từ xa xưa, có phong tục cúng lễ và cầu mong sự trường thọ. Ngày 9 tháng 9 âm lịch, mặt trời và mặt trăng đều gặp nhau ở “cửu”, gọi là “lưỡng cửu tương phùng” nên gọi là “chín kép”, đồng thời là hai số dương hợp lại cùng nhau, nên gọi là “trùng dương”.

II. Tết Trùng Dương – Ngày của người cao tuổi

Năm 1989, chính phủ Trung Quốc đã chỉ định ngày 9 tháng 9 âm lịch hàng năm, tức tết Trùng Dương là Ngày của người cao tuổi. Qua thời gian, ngày lễ Trùng Dương kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, đã trở thành ngày hội của sự tôn trọng, kính trọng, yêu thương và giúp đỡ người cao tuổi.

Ngày 28 tháng 12 năm 2012, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc đã biểu quyết thông qua “Luật Bảo vệ quyền và lợi ích của người cao tuổi” mới sửa đổi. Trong đó nêu rõ rằng ngày 9 tháng 9 âm lịch là ngày Ngày Người cao tuổi hàng năm. Trong quá trình kế thừa và phát triển, lễ hội Trùng Dương được truyền từ đời này sang đời khác như một lễ hội mang đầy ý nghĩa cuộc sống. Tết Trùng Dương là dịp để người trẻ đề cao, tôn kính người cao tuổi, cầu trường thọ hợp với đạo lý hiếu thảo truyền thống của người Trung Hoa.

III. Các hoạt động thường diễn ra trong ngày lễ Trùng Dương

Trong quá trình tiếp nối lịch sử, tết Trùng Dương không chỉ tích hợp nhiều phong tục dân gian mà còn tích hợp nhiều nội hàm văn hóa.

Vào ngày này người dân thường có các hoạt động như đi du lịch thưởng ngoạn phong cảnh, leo núi, ngắm hoa cúc, hái thuốc bắc, tổ chức tiệc mừng người già, ăn điểm tâm, nấu rượu, uống rượu hoa cúc v…v.

Trùng Dương là mùa của “tăng trưởng khí tốt, tiêu trừ khí xấu”. Nơi càng cao thì không khí càng trong sạch. Vì vậy leo núi hưởng không khí trong lành vào tết Trùng Dương trở thành hoạt động thường thấy. Vào tháng chín mùa thu nắng vàng, trời cao, không khí sảng khoái. Thời tiết này lựa chọn leo núi ngắm cảnh, hít thở không khí trong lành sẽ giúp nâng cao thể lực và thuyên giảm bệnh tật trong cơ thể.

1. Thời điểm tuyệt vời nhất để tận hưởng mùa thu

Mùa thu là mùa có tiết khí dễ chịu nhất trong năm.

Tết Trùng Dương ngày 9 tháng 9 âm lịch là thời điểm tuyệt vời nhất để tận hưởng mùa thu. Ngày nay vẫn còn một số ngôi làng nằm ở miền núi phía nam Trung Quốc vẫn giữ được nét thu rất riêng.

Đi về quê xem phong tục dân gian, ngắm nắng thu đã trở thành xu thế mới của du lịch về nông thôn.

“Tắm nắng mùa thu” là một biểu tượng nông nghiệp điển hình, mang đậm tính vùng miền. Ở Hồ Nam, Quảng Tây, An Huy, Giang Tây và các làng khác sống ở miền núi, do địa hình phức tạp và rất ít làng có đất bằng. Đó là lý do họ phải dùng mái trước và sau nhà, mái che cửa sổ để phơi khô nông sản và hoa màu. Theo thời gian, nó đã phát triển thành một biểu tượng nông nghiệp truyền thống. Lối sống đặc biệt ở nơi đây đã dần trở thành chất liệu được các họa sĩ, nhiếp ảnh gia theo đuổi và sáng tạo. Từ đó tạo nên một danh hiệu thơ mộng “tắm nắng mùa thu”.

2. Tục lệ cầu phúc, cầu thọ

Vào ngày này, có tục lệ cầu phúc, cầu thọ, cầu cho mọi người phù hộ cho sức khỏe và sự trường thọ cho những người cao tuổi. Phong tục thưởng thức lễ và cầu trường thọ trong tết Trùng Dương được truyền bá rộng rãi vào thời cổ đại, và cũng có ghi chép liên quan trong một số tác phẩm văn học, chẳng hạn như trong “Tây Kinh tạp kỹ” thời nhà Hán có ghi: “Ngày 9 tháng 9, mặc áo bào, ăn điểm tâm, uống rượu hoa cúc làm cho con người sống lâu hơn.”

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

E-Learning