Giới thiệu về ngày lễ Lạp Bát tại Trung Quốc - TBT Vietnam

Đôi nét về ngày lễ Lạp Bát tại Trung Quốc

viết bởi Tống Hằng

Lễ Lạp Bát là một trong những ngày lễ đặc trưng và được lưu truyền lâu đời tại Trung Quốc. Thế nhưng nhiều người cho đến nay vẫn chưa hề biết đến ý nghĩa thực sự đằng sau của ngày lễ Lạp Bát này. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguồn gốc cũng như các hoạt động dân gian vẫn thường làm vào ngày lễ này nhé.

I. Nguồn gốc bắt nguồn ngày lễ Lạp Bát

Tương truyền Đức Phật Thích ca mâu ni sau khi trải qua quá trình tu luyện khổ hạnh chỉ còn da bọc sương thì đã quyết từ bỏ cách tu này. Nhận được sự giúp đỡ của một cô gái chăn cừu, sức khỏe dần hồi phục lại, ngài mới ngồi dưới gốc cây bồ đề suy ngẫm đến ngày 8 tháng Chạp thì đắc đạo.
Vì thế ngày lễ Lạp Bát diễn ra vào ngày 8 tháng 12 âm lịch hàng năm để tưởng nhớ sự giác ngộ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (còn gọi là “Ngày pháp bảo”, “Ngày Phật thành đạo”, v.v.). Dần dần ngày này đã trở thành một lễ hội dân gian cho đến tận bây giờ.

II. Ẩm thực đặc trưng trong ngày lễ Lạp Bát

1. Cháo Lạp Bát

Một số nguyên liệu chính dùng để nấu cháo Lạp Bát
Vào lễ Lạp Bát, ở một số nơi có tục ăn cháo lạp bát. Tuy các nguyên liệu để nấu cháo ở mỗi vùng mỗi khác nhưng về cơ bản đều có gạo tẻ, hạt kê, gạo nếp, lúa miến, gạo tím, hạt ý dĩ, v.v..
Ngũ cốc có: đậu tương, đậu đỏ, đậu xanh, đậu ván, đậu đũa v.v., Các loại quả khô có: táo đỏ, đậu phộng, hạt sen, kỉ tử, hạt dẻ, óc chó, hạnh nhân, long nhãn, nho khô, bạch quả và các loại trái cây khô khác.
Dù lựa chọn nguyên liệu gì thì Cháo Lạp Bát vẫn phải có đủ 8 nguyên liệu chính là 8 nguyên liệu phụ để mang đến may mắn cho người thưởng thức.

2. Giấm Lạp Bát, Tỏi Lạp Bát

Phong tục ngâm tỏi với giấm trong ngày lễ Lạp Bát được gọi là “Giấm Lạp Bát”. Giấm lạp bát được ủ đến ngày đầu tiên của năm mới. Đầu năm nhắc đến ăn sủi cảo mọi người thường sẽ chọn ăn sủi cảo chay với mong một năm mới bình an. Để kéo lại hương vị cho món sủi cảo chay này, người Trung Quốc sẽ chấm nó với 1 chút giấm lạp bát ăn để tạo ra một hương vị rất riêng. Giấm lạp bát không chỉ có vị êm dịu mà còn có thể bảo quản được rất lâu sau đó trong tự nhiên.

Giấm và tỏi lạp bát

3. Ăn đá trong ngày lễ Lạp Bát

Trước ngày Lạp Bát, người ta thường dùng những chiếc chậu thép để múc nước cho đông lại. Đợi đến ngày Lạp Bát họ lấy đá ra khỏi chậu và đập thành nhiều mảnh nhỏ. Người ta truyền tai nhau rằng ăn nước đá vào ngày này thì cả năm sẽ không bị đau bụng. Các bạn có hào hứng muốn trải nghiệm tập tục thú vị này không?

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

E-Learning