Múi giờ Trung Quốc là bao nhiêu? Có khác với Việt Nam không?

Tìm hiểu múi giờ Trung Quốc và sự chênh lệch với giờ Việt Nam

Trung Quốc được biết đến là một trong những quốc gia lớn nhất thế giới với chiều rộng lên tới 4.800km theo chiều từ Tây sang Đông. Do đó, nếu tính theo quy ước giờ quốc tế thì chắc hẳn đất nước này phải có nhiều hơn 1 múi giờ. Vậy trên thực tế múi giờ Trung Quốc được tính như thế nào, có bao nhiêu múi giờ, hãy cùng TBT tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Múi giờ trung quốc là bao nhiêu
Trung Quốc có mấy múi giờ?

1. Trung Quốc có bao nhiêu múi giờ?

Có lãnh thổ trải dài trên lục địa Châu Á, Trung Quốc hiện đang là quốc gia có diện tích lớn thứ 3 thế giới. Đất nước này có biên giới phía Tây giáp với Pakistan và phía Đông giáp với Thái Bình Dương. Do đó bề ngang của Trung Quốc còn rộng hơn so với Mỹ, lên đến 4.800km.

Trung quốc có bao nhiêu múi giờ
Lãnh thổ Trung Quốc có 5 múi giờ tính theo quy ước thế giới

Với diện tích lãnh thổ này, Trung Quốc sẽ có 5 múi giờ tính theo quy ước múi giờ 15 độ trên thế giới (quy ước tại Hội nghị quốc tế về kinh tuyến 1884). Các múi giờ Trung Quốc vào thời điểm 1912 – 1949 gồm:

  • UTC+5:30: áp dụng cho khu vực phía Tây giáp các nước Trung Á.
  • UTC+6: áp dụng cho khu vực Tân Cương và Tây Tạng.
  • UTC+7: áp dụng cho khu vực Cam Túc và Tứ Xuyên.
  • UTC+8: áp dụng cho khu vực ven biển phía Đông.
  • UTC+8:30: áp dụng cho khu vực Đông Bắc Trung Quốc.

Sau năm 1949, Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đã ra quyết định đổi từ 5 múi giờ thành sử dụng một múi giờ duy nhất với ý nghĩa thống nhất đất nước.

2. Múi giờ Trung Quốc chuẩn là múi giờ nào?

Hiện nay, Trung Quốc áp dụng múi giờ chuẩn duy nhất là UTC+8. Thời gian tiêu chuẩn quốc gia chính thức có tên gọi là Múi giờ Bắc Kinh (北京时间) đối với trong nước và Giờ chuẩn Trung Quốc (CST) đối với quốc tế. Tuy nhiên tại các khu vực hành chính đặc biệt (SAR) vẫn áp dụng cách tính thời gian riêng. Chẳng hạn Giờ chuẩn Ma Cao (澳門標準時間) hoặc Giờ Hồng Kông (香港時間).

Trung Quốc sử dụng múi giờ chuẩn UTC+8
Trung Quốc sử dụng múi giờ chuẩn UTC+8

3. Những bất lợi khi sử dụng chung một múi giờ

Việc sử dụng chung một múi giờ trên lãnh thổ rộng lớn đã gây ra rất nhiều điều bất lợi cho cuộc sống của người dân. Cụ thể:

  • Có nhiều địa phương bị lệch đến 5 giờ đồng hồ nhưng vẫn phải sinh hoạt, làm việc cùng một khung thời gian. Điều này làm cho sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng dẫn đến đau đầu, mất ngủ,… Ví dụ như khu vực Urumqi (thuộc Tân Cương) có múi giờ tự nhiên là UTC+5. Theo đó người dân tại đây phải làm việc từ 4 giờ sáng vì đồng hồ đã chỉ 8:00 theo giờ chuẩn Trung Quốc.
  • Các hoạt động tại sân bay, ga tàu hay trường học diễn ra vào giờ giấc rất oái ăm. Ví dụ như các cuộc thi, kỳ thi diễn ra theo đúng giờ chuẩn là ban ngày nhưng thực tế tại địa phương thì trời đã khuya. Hoặc các nhà hàng phải mở cửa dù là nửa đêm.
  • Tại một số khu vực, người dân tự thiết lập giờ giấc sinh hoạt riêng cho phù hợp với thực tế. Nhưng điều này là dẫn đến sự sai lệch và gây khó khăn khi phải tham gia các hoạt động theo múi giờ Trung Quốc
Việc sử dụng chung múi giờ mang lại nhiều bất lợi
Việc sử dụng chung múi giờ mang lại nhiều bất lợi

4. Giờ Trung Quốc so với Việt Nam chênh lệch bao nhiêu?

Trên thực tế, dù có diện tích lớn nhưng Trung Quốc vẫn chỉ áp dụng một múi giờ chuẩn duy nhất là UTC+8. Bên cạnh đó, Việt Nam lại có mùi giờ UTC+7 nên giờ Trung Quốc so với nước ta chỉ lệch 1 tiếng. Nếu bạn muốn tính giờ Trung Quốc vào thời điểm hiện tại thì chỉ cần lấy giờ Việt Nam cộng thêm 1.

Ví dụ: Tại Việt Nam bây giờ là 8:00 sáng thì giờ tại Trung Quốc sẽ là: 8 + 1 = 9:00 sáng.

Ngược lại, bạn chỉ cần trừ đi một tiếng nếu muốn đổi từ giờ Trung Quốc sang giờ Việt Nam.

Ví dụ: Bạn muốn xem một chương trình diễn ra vào 19:00 tại Trung Quốc thì giờ chiếu thực của chương trình này theo giờ Việt Nam là: 19 – 1 = 18:00.

Như vậy, TBT đã chia sẻ chi tiết cho bạn những thông tin thú vị về múi giờ Trung Quốc cũng như cách tính sự chênh lệch giữa giờ Trung Quốc với giờ Việt Nam. Hãy theo dõi TBT để cập nhật thêm những kiến thức bổ ích trong các bài viết tiếp theo nhé.

知不知,上

Tri Bất Tri, Thượng

5/5 - (1 bình chọn)
E-Learning