Chữ Thọ (寿) tiếng Hán | Hiểu về Ý nghĩa, Cấu tạo và Cách viết

Chữ Thọ (寿) trong tiếng Hán | Tìm hiểu ý nghĩa và cách viết Giản Thể, Phồn Thể

Chữ Thọ trong tiếng Trung là 寿 (shòu) có ý nghĩa sống lâu và cao tuổi. Đây là chữ thường xuất hiện trong nghi lễ đầu năm và các dịp mừng thọ. Câu “Phúc như Đông Hải, thọ tỉ Nam Sơn” thường được dùng trong các dịp Tết và lễ mừng thọ tại Trung Quốc và Việt Nam. Tuy thọ có nghĩa sống lâu, nhưng ý nghĩa của nó có thể sâu hơn về nhiều mặt. Hãy cùng TBT khám phá thêm về chữ thọ trong bài viết này.

Ý nghĩa chữ Thọ trong tiếng Hán
Ý nghĩa chữ Thọ trong tiếng Hán

1. Chữ Thọ (寿) trong tiếng Hán là gì?

Chữ Thọ trong tiếng Trung, được viết là 寿 (shòu), có ý nghĩa sống lâu và trưởng thọ. Đây là một chữ phổ biến trong nghi thức xin chữ đầu năm và thường xuất hiện trong văn viết và trang trí. Để hiểu sâu hơn về cấu trúc và ý nghĩa của chữ Thọ, chúng ta sẽ nghiên cứu chữ 壽 trong tiếng Trung phồn thể và giản thể.

1.1 Cấu tạo của chữ Thọ (寿) trong tiếng Hán

Khám phá cấu tạo chữ Thọ (寿) trong tiếng Hán
Khám phá cấu tạo chữ Thọ (寿) trong tiếng Hán

Chữ Thọ tiếng Trung 寿 được hình thành bởi việc kết hợp 5 bộ thủ. Việc khám phá một cách tỉ mỉ về 5 bộ thủ này sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện về ý nghĩa của chữ Thọ.

Bộ thủ Ý nghĩa chi tiết
Bộ Sĩ (士) Nghĩa đen của nó là học trò, trong khi nghĩa bóng của nó liên quan đến tư duy và sự hiểu biết. Để sống lâu, trí óc cần luôn hoạt động, tìm kiếm kiến thức mới và duy trì tinh thần minh mẫn.
Bộ Nhị (二) Nghĩa cơ bản là số hai, tuy nhiên, nghĩa rộng hơn của nó liên quan đến mối quan hệ gia đình, bạn bè và cộng đồng. Để sống lâu và hạnh phúc, chúng ta cần tương tác và sống chung với gia đình, bạn bè và xã hội.
Bộ Công (工) Bao gồm việc vận động và làm việc, với ý nghĩa rằng sự nỗ lực và đam mê trong công việc trí óc sẽ giúp sống lâu và khỏe mạnh. Điều quan trọng là sống lâu không chỉ bằng tuổi thọ, mà còn bằng sức khỏe.
Bộ Khẩu (口) Thường được hiểu là miệng và lời nói. Bộ này chỉ ra rằng nói lời đẹp và tử tế chỉ đối với người khác sẽ thu hút sự yêu quý của họ, giúp sống một cuộc sống vui vẻ và lâu dài.
Bộ Thốn (寸) Nghĩa gốc của nó là một đơn vị đo lường, tấc. Tuy nhiên, nó còn biểu thị một tiêu chuẩn hoặc mức độ. Mục đích cuối cùng của bộ Thốn là thiết lập một tiêu chuẩn phù hợp cho mỗi người dựa trên ý nghĩa của bốn bộ trước đó, thay vì theo quy tắc chung chung.

1.2 Ý nghĩa của chữ Thọ (寿) trong tiếng Hán

Có thể nói rằng “thọ tỉ nam sơn” không chỉ đơn thuần là sự kéo dài về thời gian sống hoặc xem ai sống lâu hơn ai. Chữ “thọ” chỉ thực sự có ý nghĩa khi người cao tuổi được sống vui vẻ, an nhiên, thanh thản, không phiền muộn, không lo âu, và được sống khỏe mạnh.

Họ có thể tham gia vào các hoạt động, trò chuyện với mọi người, không phải chịu đau đớn về thể xác. Lão tử cũng đã từng nói: “死而不亡者壽” (chết mà không mất là trường thọ).

2. Cách viết chữ Thọ trong tiếng Hán

Chữ Thọ (寿) trong tiếng Hán có hai cách viết khác nhau gồm giản thể và phồn thể. Dưới đây là cách viết chi tiết trong từng trường hợp:

Chữ Thọ (寿) giản thể: lục thư hình thanh và hội ý với tổng số nét là 7, viết lần lượt theo thứ tự 一一一ノ一丨丶

Chữ thọ giản thể

Cách viết chữ thọ tiếng trung gian thể
Cách viết chữ thọ tiếng trung gian thể

Chữ Thọ (壽) phồn thể: lục thư hình thanh và hội ý với tổng số nét là 14, viết lần lượt theo thứ tự 一丨一フ一丨一一丨フ一一丨丶

Chữ Thọ tiếng trung phồn thể

3. Từ vựng và thành ngữ liên quan đến chữ Thọ (寿)

Trong tiếng Trung, có một số thành ngữ và từ vựng phong phú liên quan đến chữ Thọ 寿 (shòu). Hãy cùng TBT tìm hiểu một số ví dụ về từ vựng và thành ngữ phổ biến liên quan đến chữ này trong đời sống:

Từ vựng:

STT

Từ vựng về chữ Thọ tiếng Trung Phiên âm

Nghĩa tiếng Việt

1

寿命

shòumìng

Thời gian sống, tuổi thọ

2

福寿

fúshòu

Phúc thọ (vui vẻ, sống lâu)

3

天寿

tiānshòu

Tuổi thọ tự nhiên

4

喜寿 xǐshòu Hỉ thọ, mừng thọ (sinh nhật) lần thứ 77

5

万寿 wànshòu Vạn thọ, muôn tuổi, sống lâu
6 中壽 zhōng shòu

Trung thọ (số tuổi bậc trung)

7 寿面 shòumiàn

Món mì mừng thọ

8 拜壽 bàishòu

Mừng thọ

9

称觞祝寿 chēngshāng zhùshòu Nâng cốc/ly chúc thọ
10 百寿图贴画 bǎishòutú tiēhuà

Tranh dán tường bách thọ

 

Thành ngữ:

STT

Thành ngữ về chữ Thọ tiếng Trung Phiên âm Nghĩa tiếng việt
1 平均寿命 píngjūn shòumìng

Bình quân thọ mệnh (tuổi thọ trung bình)

2

万寿无疆 wàn shòu wú jiāng Vạn thọ vô cương, sống lâu muôn tuổi
3 福寿康宁 fúshòu kāngníng

Phúc thọ khang ninh (phúc thọ an khang)

4

长寿老人 chángshòu lǎorén Trưởng thọ lão nhân (người già sống lâu)
5 延年益寿 yánniányìshòu

Diên niên ích thọ (kéo dài tuổi thọ)

6

福壽雙全 fú shòu shuāngquán

Phúc thọ song toàn (hạnh phúc và trường thọ)

4. Nghệ thuật của chữ Thọ trong thư pháp và điêu khắc

4.1 Trong nghệ thuật thư pháp

Chữ Thọ trong thư pháp Hán tự thể hiện mong muốn khỏe mạnh, hạnh phúc và trường thọ. Người Hoa và người Việt thường sử dụng chữ Thọ trong tranh thư pháp hoặc kết hợp với chữ Phúc và Lộc để tạo nên tranh thư pháp Phúc – Lộc – Thọ đầy đủ ý nghĩa. Nét viết chữ Thọ tinh tế và đẹp mắt, thường kết hợp với câu đối và sử dụng trong các dịp lễ Tết để chúc phúc cũng như sự trường thọ cho người thân.

Nét viết chữ Thọ tinh tế và đẹp mắt
Nét viết chữ Thọ tinh tế và đẹp mắt

4.2 Trong nghệ thuật điêu khắc

Chữ Thọ 壽 thường xuất hiện trong nghệ thuật và trang trí đồ mỹ nghệ với cách viết điệu, thường kết hợp với chữ Vạn. Nó được khắc lên nhiều sản phẩm nội thất, trang phục và tại các đình chùa.

Chữ Thọ cũng thường thấy trong các bộ câu đối và hoành phi câu đối trong gian thờ cúng. Trong điêu khắc nghệ thuật, chữ Thọ được thiết kế tinh tế, tạo nên sự gần gũi và thân quen với con người thông qua việc cách điệu các đường nét.

Chữ Thọ 壽 thường được khắc lên nhiều kiến trúc
Chữ Thọ 壽 thường được khắc lên nhiều kiến trúc

TBT tin chắc rằng sau bài viết này, bạn đã nắm rõ hơn về nghĩa, cấu trúc và cách viết chữ Thọ (壽) trong tiếng Trung. Hy vọng nội dung trên đây đã mang đến cho bạn một lượng từ vựng và tài liệu hữu ích. Cảm ơn bạn đã dành thời gian để theo dõi thông tin này và chúc bạn học tiếng Trung thật thành công.

“知不知,上

Tri Bất Tri, Thượng”

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

E-Learning